Trẻ em có thể nhận thức được thế giới xung quanh mình. Trẻ có thể xem tin tức và nghe người lớn nói chuyện. Tuy nhiên, trẻ không thể nhận thức được một cách rõ ràng những gì thực sự là mối đe dọa đối với mình. Do đó, trẻ cần sự giúp đỡ từ cha mẹ và sự quan tâm của những người xung quanh để đối mặt với những nỗi sợ hãi. Điều này giúp bạn nhận ra khi nào trẻ buồn bã và đưa ra những gợi ý về việc làm thế nào để nói chuyện với bọn trẻ về nỗi sợ hãi.
Khi nào thì tôi biết bé đang lo lắng?
Dưới đây là một số thông tin nhằm nhận biết con trẻ đang sợ hãi:
- Mất sự hứng thú trong các hoạt động thường ngày
- Thay đổi trong thói quen ngủ và ăn uống
- Sắp khóc
- Quay trở lại những thói quen trước kia như tè dầm, mút ngón tay hay khó khăn trong việc chia sẻ với những người bạn khác
- Miễn cưỡng khi phải xa cha mẹ
Tôi có thể làm gì để giúp con?
Tạo một môi trường an toàn cho trẻ ở nhà để trẻ có thể đặt câu hỏi. Bằng cách lắng nghe một cách cẩn thận những gì bé nói, bạn có thể trấn an trẻ và giải thích bất kỳ nhận thức sai lầm nào của trẻ. Hãy giải thích rõ ràng với con bạn rằng bé đang sống trong một môi trường an toàn và hãy giữ cho hoạt động hàng ngày của bé diễn ra giống như bình thường. Hãy chú ý đến thời lượng xem ti vi của trẻ. Bạn có thể tắt ti vi hoặc ít nhất là xem cùng trẻ và nói về những gì bạn xem với trẻ.
Tôi có thể làm gì hơn?
Hãy nhớ rằng trẻ em thường nhận tín hiệu từ những người lớn xung quanh. Ngay cả khi bạn cố gắng bảo vệ con khỏi sự sợ hãi thì trẻ cũng có thể cảm nhận được nỗi sợ hãi của bạn, của người thân khác hay của những người lớn xung quanh. Thông thường, khi trẻ cảm thấy khó chịu là một dấu hiệu cho biết rằng trẻ không nên đặt câu hỏi hoặc nói chuyện về những lo lắng. Thậm chí dường như trẻ có thể thấy rằng mình đang làm điều gì đó sai trái. Hãy cho trẻ nhiều cơ hội để đặt câu hỏi và bày tỏ cảm xúc của mình. Đôi khi bạn có thể hỏi về những đứa trẻ khác đang phản ứng như thế nào như là một cách để bắt đầu cuộc trò chuyện dễ dàng hơn.
Lượng thông tin cung cấp cho trẻ bao nhiêu là đủ?
Số lượng và loại thông tin bạn cung cấp cho con trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm độ tuổi của trẻ, các trải nghiệm trong quá khứ và giai đoạn phát triển của trẻ. Bạn hãy bắt đầu với những điều thực tế cơ bản và sau đó đặt câu hỏi để kiểm tra sự hiểu biết của con. Hãy nhớ rằng các chi tiết biểu tượng thì không cần thiết nói với trẻ.
Nếu tôi cần sự giúp đỡ nhiều hơn thì sao?
Nếu bạn không thể nói với trẻ về nỗi sợ hãi hoặc cần tư vấn nhiều hơn thì hãy nói chuyện với các nhà tư vấn hay bác sĩ.
Theo BeThongMinh
Bình luận