Học cha mẹ Pháp nói “không” với con.

Học cha mẹ Pháp nói “không” với con.

Bài học lớn nhất mà tôi học được trong cách dạy con của người Pháp chính là “Biết nói không với bé”.

Mẹ chồng tôi là giáo viên dạy nhóm trẻ từ 3-6tuổi, tương tự như cấp mẫu giáo bên ta. Qua những buổi trò chuyện với bà, cộng thêm quan sát của mình mỗi khi có dịp gặp gỡ họ hàng, bạn bè xung quanh, tôi nhận thấy cách nói “không” của người Pháp thật sự rất khác với cách nói không của phụ huynh Việt.

Bài học lớn nhất mà tôi học được trong cách dạy con của người Pháp là nói "không" với bé.

Bài học lớn nhất mà tôi học được trong cách dạy con của người Pháp là nói “không” với bé.

Nói “không” từ khi con vài tháng tuổi

Người Pháp dạy con từ khi chúng còn rất nhỏ, đến mức tôi cho rằng việc trò chuyện và khuyên dạy khi chúng khi đó thật là vô ích. Khi con gái tôi mới vài tháng tuổi, chồng đã trò chuyện với nó như trò chuyện với một đứa trẻ. Những lúc nó vứt đồ chơi, phun sữa hoặc thức ăn ra ngoài, chồng tôi đều nghiêm mặt lắc đầu và xua xua một ngón tay bảo nó: “Không, con đừng làm như thế, đồ chơi là để chơi cơ mà” hoặc “Không được phun thức ăn ra ngoài nhé, như thế là hư!”.

Ban đầu, con bé chỉ tròn mắt nhìn ba. Bé không hiểu. Nhưng việc đó cứ lặp đi lặp lại hàng ngày, thậm chí hàng tháng, cho đến lúc bé cảm nhận được hành vi của mình là không đúng và không thực hiện nữa. Đó là dấu hiệu đầu tiên của việc con đã biết vâng lời.

Vào khoảng 7, 8 tháng tuổi, mỗi lần chạm vào điều khiển tivi – món đồ mà con gái tôi thích chơi nhất, bé đều đưa mắt nhìn chúng tôi và tự giác lắc đầu, đưa một ngón tay bé xíu ra xua xua như thể nói “không”. Chúng tôi cùng gật đầu và khen ngợi bé.

Tôi nghĩ nếu mình vẫn giữ quan niệm cũ, cho rằng bé mới vài tháng tuổi không cần thiết phải khuyên dạy thì quả thật đến khi bé bắt đầu biết nhận thức,việc khuyên nhủ sẽ trở nên lạ lẫm và bé có xu hướng không tiếp nhận. Khi đó, việc khiến bé phải vâng lời sẽ trở thành một cuộc đấu tranh trường kỳ giữa con và bố mẹ.

Nếu tôi vẫn giữ quan niệm cũ là bé vài tháng tuổi không cần khuyên dạy, thì sau này sẽ vô cùng khó khăn để dạy con vâng lời.

Nếu tôi vẫn giữ quan niệm cũ là bé vài tháng tuổi không cần khuyên dạy, thì sau này sẽ vô cùng khó khăn để dạy con vâng lời.

Sự cương quyết của bố mẹ là cốt lõi

Từ 1 tuổi trở lên, việc nói “không” với con khó khăn hơn nhưng đây cũng là thời điểm quan trọng để giáo dục bé. Cốt lõi của vấn đề chính là sự cương quyết của bố mẹ.

Các bậc phụ huynh Pháp chẳng mấy khi quát tháo con, và họ tuyệt đối không bao giờ giật đồ từ trên tay bé. Việc đó chỉ khiến bé khóc òa và càng tỏ ra bướng bỉnh hơn. Khi đứa bé muốn một vật gì đó, bố mẹ thường cương quyết lắc đầu và nhỏ nhẹ khuyên giải con. Vì đã quen với việc nghe bố mẹ khuyên nhủ, nên đứa bé thường tỏ ra lắng nghe và đa phần là bỏ qua thứ bé muốn; đồng thời bố mẹ hướng sự tập trung của bé sang một món đồ khác.

Có một lần con gái tôi cầm điện thoại của mẹ trong tay. Tôi yêu cầu bé trả lại cho mình, nhưng nó vờ như không nghe thấy lời tôi. Thế là ngay lặp tức tôi xấn tới, rút cái điện thoai trong tay nó ra và đặt lên cao. Con gái tôi ngỡ ngàng nhìn mẹ và bắt đầu rơm rớm nước mắt.

Chồng tôi lắc đầu bảo: “Mẹ đừng giật trên tay em bé như thế, mẹ phải đếm từ 1 đến 3 để em bé có thời gian nghe mệnh lệnh, hiểu và quyết định”. Tôi lại “ngộ” ra được một vài điều từ việc này. Rõ ràng khi bố mẹ nói “không”, bé vẫn còn chần chừ chưa muốn vâng lời, nhưng sau đó khi bố mẹ bắt đầu đếm chầm chậm, bé có thời gian suy nghĩ và quyết định.

Đôi khi, bé cũng khăng khăng muốn cho bằng được một vật nào đó, nếu không được đáp ứng bé sẽ tỏ thái độ bằng cách khóc lóc một cách dai dẳng và vật vã. Đừng vội nao núng, hãy xem đây là thời điểm tuyệt vời để bố mẹ chứng tỏ cho bé thấy thế nào là sự cương quyết của mình.

Một lần mẹ chồng tôi đến nhà chơi, con gái tôi(13 tháng) nhặt được một cây bút bi dưới gầm bàn. Thấy thế, tôi yêu cầu bé đưa bút cho mình. Bé chần chừ không đưa và khóc to khi tôi bắt đầu đếm. Tôi đã phân vân muốn để cho bé chơi một chút dưới sự quan sát của mình vì không muốn con quấy khóc khi có mẹ chồng. Thế nhưng, mẹ chồng tôi nhẹ nhàng nói: “Phải chứng tỏ cho bé thấy ba mẹ là người quyết định chứ không phải là con.Trong gia đình, trẻ con không bao giờ được làm chủ tình huống.”Thế là từ đó, mỗi lần nói “không” với con, tôi lại nhớ đến lời mẹ chồng.Tôi không để mình chùn bước trước những đòi hỏi vô lý của con.Và dần dần tôi nhận ra tiếng “không” của mình đã có một uy lực nhất định nào đó.

Cũng có những lúc bố mẹ phải thi hành một hình phạt nào đó nếu bé tảng lờ lời nói của bố mẹ. Tương tự như cách bắt vòng tay đứng úp mặt vào tường của bố mẹ Việt, ở đây phổ biến nhất là cách buộc bé phải rời bỏ cuộc chơi và vào phòng ngủ một mình, để “có thời gian suy nghĩ về việc mình làm” trong vòng 5 phút, sau đó là 10 phút, tăng dần thời lượng nếu sau hình phạt bé vẫn tiếp tục tái phạm.

Phụ huynh Pháp hiếm khi đánh con, và nếu có đánh thì phải đánh vào mông bé bằng tay trần, để cảm nhận được lực tác động của mình, tuyệt đối không sử dụng các vật dụng như thước kẻ, roi hay bất cứ vật cứng nào… nếu không muốn bị hàng xóm gọi cảnh sát.

Con gái tôi 17 tháng rưỡi, bé hiếu động nhưng chúng tôi không vất vả lắm trong việc nói “không” với bé. Tôi nhận thấy cách giáo dục này không quá khó, chỉ cần bố mẹ nhẫn nại và cứng rắn, đừng để mình bị tan chảy bởi những giọt nước mắt của các “thiên thần nhỏ”!

Thảo Nguyên
Yeutretho/ Người Đưa Tin

Bình Luận

comments

Bình luận

comment-avatar

*