Phương pháp tiếp cận học tập

Phương pháp tiếp cận học tập

 

baby-home-care-photo-420x420-sbonde-100579_284Các nghiên cứu cho thấy khi  trẻ được trang bị thái độ và kĩ năng  học và tự học trước khi bắt đầu đến trường, chúng sẽ tận dụng được nhiều cơ hội học hỏi hơn. Đối với một số trẻ, kĩ năng học tâp đến một cách tự nhiên và dễ dàng, thì số khác cần  nhờ sự giúp đỡ của môi trường xung quanh để phát triển.

 

 

 

 

 

Một số mẹo xây dựng kĩ năng học tập:

  • Để trẻ tự quyết định

Cho trẻ cơ hội để lựa chọn trong các việc đơn giản, ví dụ như hôm nay sẽ mặc cái gì hay ăn cái gì trong bữa phụ.

  • Giúp trẻ hoàn thành các việc còn dang dở

 Trẻ em có cảm giác thỏa mãn khi chúng thử và hoàn thành thứ gì đó mới lạ. Không nên làm hết mà chỉ giúp đỡ trẻ một chút khi chúng cần.

  • Nuôi dưỡng sự sáng tạo

Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi, thử các cách làm khác nhau với dụng cụ hay nguyên vật liệu có sẵn, tạo điều kiện cho trẻ có nhiều trải nghiệm mới.

  • Không nên hối thúc

Cho dù là ở nhà hay mẫu giáo, trẻ em cũng cần thời gian để thực sự hòa nhập và tạo “sự cam kết” đối với bất kì hoạt động nào, đó cũng là một nền tảng quan trọng trong học tập.

  • Khuyến khích, động viên trẻ

Tất cả trẻ em đều ham học hỏi, khám phá, nhưng nếu bị người lớn phê phán, sự ham muốn đó sẽ biến mất ngay trước khi trẻ bước vào tiêu học. Hãy khen ngợi những thành quả và thừa nhận sự tiến bộ của trẻ.

 Tùy theo độ tuổi, cách tiếp cận việc học hỏi, khám phá của trẻ sẽ có các dấu hiệu và mức độ khác nhau.

Trẻ 1 tuổi vẫn đang trong giai đoạn khám phá thê giới. Chúng sử dụng các giác quan rất tích cực để tìm hiểu mọi thứ có thể.  Trẻ thỏa mãn  khi chung  làm được việc gì đó hoặc hoàn thành các nhiệm vụ đơn giản. Đồng thời, trẻ cũng thích chia sẻ sự thích thú học hỏi với người lớn bằng cách ra dấu, tạo các âm thanh đơn giản hay đặt câu hỏi. Do kĩ năng ngôn ngữ vẫn đang phát triển, trẻ 1 tuổi thường phụ thuộc vào hành động để đạt được các mục tiêu đơn giản.

Chủ động, Cam kết và Kiên trì

  • Dùng hành động hoặc các từ ngữ đơn giản để chỉ ra các đồ vật (ví dụ: chỉ tay vào quả táo và đẩy quả chuối đi.)
  • Tập trung sự chú ý vào những vật hay âm thanh thú vị để chia sẻ với phụ huynh (ví dụ: ngồi trong lòng mẹ và đọc  một quyển sách ảnh).
  • Thể hiện cảm giác thỏa mãn khi hoàn thành một nhiệm vụ đơn giản (ví dụ: bỏ kẹp quần áo vào một cái rổ, trẻ cười và vỗ tay khi bỏ được hết tất cả kẹp vào trong).
  • Giúp cha mẹ các việc chăm sóc cá nhân (ví dụ: tự cởi quần áo, tự ăn). Khi đọc sách với người lớn, có thể muốn cầm quyển sách hoặc tự lật sang trang khác. Thu thập thông tin về thế giới bên ngoài sử dụng các giác quan.

Sự tò mò và ham học hỏi

  • Tích cực sử dụng các giác quan (ví dụ: nếm, sờ, lắc lư).
  • Tìm kiếm thông tin từ người lớn bằng cách chỉ vào các đồ vật, nhìn tò mò, tạo âm thanh và/hoặc nói bập bẹ. Khi được 1 tuổi rưỡi, trẻ có thể kết hợp từ đơn giản để hỏi. (ví dụ: Cái gì đó? Hay Ai đó?).
  • Thể hiện sự thỏa mãn khi khám phá đồ vật hoặc làm được thứ gì đó (ví dụ: cầm chuông và rung, sau đó thích thú khi mỗi lần lại tạo được một âm thanh khác nhau).

Suy luận và giải quyết vấn đề

  • Cố gắng thực hiện các cách khác nhau để đạt được mục tiêu đơn giản (ví dụ: khi chiếc xe đẩy bị kẹt khi dẩy qua cửa, trẻ tìm cách xoay chiếc xe theo kiểu khác để đẩy qua  được).
  • Dùng dấu hiệu và các từ đơn giản để nhờ giúp đỡ khi cần.
  • Khám phá thế giới sử dụng kĩ năng ngôn ngữ đơn giản và chức năng của các giác quan (ví dụ: cầm xô nhựa lật qua lật lại, nâng lên và hạ xuống bằng quai cầm).

Phát minh và tưởng tượng

  • Giả vờ một vật gì đó thực sự là cái khác bằng  các đặc điểm tương đồng đơn giản (ví dụ: lấy một khối gỗ và đưa lên tai nghe giống như điện thoại).
  • Sử dụng đồ vật theo cách mới không ngờ tới (ví dụ: để chảo lên đầu và cười to).

Trẻ 2 tuổi thích sử dụng giác quan để khám phá thế giới và có thể giải quyết các vấn đề đơn giản bằng phương pháp “thử và sai”. Trẻ sẽ luyện tập một việc nhiều lần cho đến khi làm thành thạo nó,  đồng thời có thể hoàn thành các nhiệm vụ ngắn hạn và cụ thể. Trẻ đặt nhiều câu hỏi “tại sao”, “cái gì”, “làm sao” dựa vào kĩ năng ngôn ngữ bập bẹ và ham muốn học hỏi.

Chủ động, cam kết và kiên trì

  • Đưa ra quyết định (ví dụ: đồ ăn, quần áo, đồ chơi,..) dựa trên sở thích, đôi khi đối lập với sự lựa chọn của người lớn (ví dụ trẻ nói “Không phải áo này. Con muốn mũ!”)
  • Tăng khả năng duy trì sự chú ý, đặc biệt khi sự chú ý ảnh hưởng trực tiếp đến một hoạt động (ví dụ: trò chơi xếp gỗ, trẻ xếp lên rồi hất ngã để xếp lên lại)
  • Hoàn thành các nhiệm vụ tự chọn, ngắn hạn và cụ thể. Thực hành một hoạt động nhiều lần đến khi thành thục.
  • Phát triển sở thích, đồng thời tăng tính độc lập trong việc thực hiện nhiệm vụ hàng ngày (ví dụ: đặt khăn ăn trên bàn trước mỗi bữa tối).

Sự tò mò và ham học hỏi

  • Có khả năng tham gia trải nghiệm nhiều hơn (ví dụ: khám phá các dụng cụ chơi ngoài trời, leo lên  đá,  lục lọi tủ bếp,…) nhờ các kĩ năng về nhận thức và thể chất phát triển.
  • Đặt nhiều câu hỏi “tại sao”, “cái gì” và “làm thế nào” về một loạt các chủ đề khác nhau (ví dụ: hỏi “Sao mẹ khóc?”)
  • Tiếp tục thể hiện sự đam mê và niêm vui trong việc khám phá hàng ngày. Thích thú giải quyết các vấn đề đơn giản (ví dụ: cố gắng tự đội mũ nhiều lần, khi thành công thì vui vẻ nhún nhảy).

Suy luận và giải quyết vấn đề

  • Sử dụng ngôn ngữ và thể chất một cách có hệ thống hơn để tiếp cận cách giải quyết vấn đề, nhưng sự linh hoạt vẫn còn hạn chế (ví dụ: cố gắng lồng các loại ly lớn, nhỏ vào nhau, tuy nhiên lại cố đẩy cái lớn hơn vào cái nhỏ hơn)
  • Tiếp tục mở rộng việc sử dụng ngôn ngữ để nhận được giúp đỡ, nhưng có thể từ chối sự hỗ trợ khi cần thiết (ví dụ: có thể nói “Giúp con!”  khi cố gắng cất đồ chơi vào tủ, nhưng khi bạn đến giúp thì không cần nữa và muốn tự mình làm)
  • Phát triển khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề thông qua các hoạt động khám phá, trong đó có “thử và sai” (ví dụ: cố gắng lồng một cái gối vào ga gối nhỏ lớn bằng cách xoay hướng này hay hướng khác, sau đó gập đôi gối lại để nhét vào cho vừa).

Phát minh và tưởng tượng

  • Tham gia vào các “trò chơi giả vờ” với các vật dụng và tình huống quen thuộc (ví dụ: đặt búp bê lên giường và đắp chăn cho búp bê ngủ)
  • Sử dụng các đồ vật, dụng cụ và đồ chơi theo cách mới mà bạn không ngờ tới (ví dụ: lấy khăn tắm ra khỏi tủ quần áo và trải ra ghế)

Bình Luận

comments

Bình luận

comment-avatar

*