Tại sao trẻ không dám nói sự thật?

Tại sao trẻ không dám nói sự thật?

Tại sao trẻ không dám nói sự thật?

Tại sao trẻ không dám nói sự thật?

Điều chỉnh các nguyên tắc kỷ luật cũ cho phù hợp với hoàn cảnh mới chính là một cách để giáo dục những đứa trẻ nói dối.

Việc biết rằng tại sao trẻ nói dối ở các giai đoạn, lứa tuổi khác nhau sẽ giúp bạn khuyến khích tính thật thà của con cái và hãy giúp đỡ trẻ một cách vô điều kiện. Giải pháp tốt nhất là hãy tạo môi trường sống thân thiện để con trẻ biết rằng mình có thể nói chuyện với cha mẹ về bất cứ điều gì vào bất cứ lúc nào.

Trẻ 3-5 tuổi: Thường thì trẻ mẫu giáo chưa hiểu được sự khác biệt giữa nói thật và nói dối, bởi vậy giọng nói tức giận và kết tội sẽ chẳng mang lại điều gì. Thay vì câu hỏi: “Con làm đổ nước hoa quả đúng không?” bạn hãy tập trung vào vấn đề đang diễn ra (nước đã bị đổ) và đưa ra cách khắc phục tình huống này: “Con hãy đi lấy khăn giấy và lau sạch nước đi”. Giọng cao và cường điệu cũng (tác động đến) là một biểu hiện của trí tưởng tượng phong phú chứ không phải một đứa trẻ dối trá (Đó cũng là điều bạn mong muốn đúng không?), vì thế hãy thừa nhận giấc mơ của trẻ và nhẹ nhàng làm rõ ranh giới giữa tưởng tượng và hiện thực.

Trẻ 6-10 tuổi: Ở tuổi này, trẻ đã biết nói dối vì chúng muốn làm hài lòng bạn, trốn tránh trách nhiệm hay thoát khỏi hình phạt. Trẻ cũng có thể nói dối vì muốn đạt được điều mình muốn (được phép xem một chương trình truyền hình nào đó) hoặc chiến thắng bạn bè. Không bao giờ gọi con là kẻ nói dối nhưng hãy để chúng hiểu rõ rằng bạn không chấp nhận sự thiếu trung thực. Bạn nên nói: “Điều quan trọng là hãy nói với cha mẹ sự thật. Con vẫn phải chịu trách nhiệm nhưng mẹ sẽ không giận dữ hay trách mắng. Ngược lại, mẹ sẽ tự hào vì con đã không nói dối”.

Dạy con trẻ biết mọi người (thậm chí chính bạn) đều có thể mắc lỗi nhưng bạn vẫn yêu chúng dù chúng có làm vỡ cái bình sứ của mẹ bạn. Nếu trẻ nói dối về một vấn đề thường xuyên (như bài tập về nhà): “không hoàn thành bài tập toán cũng không làm hại tới bất kỳ ai hay vi phạm quy tắc an toàn nào”, bạn sử dụng cái nhìn không tán thành và nhắc nhở con, bạn muốn con nói sự thật và con sẽ nhận được thông điệp của bạn “Được rồi, con yêu. Điều quan trọng là con theo kịp bài học của mình. Chúng ta cùng nhìn vào trang toán học nào”.

Trẻ 11- 14 tuổi: Bảo mật là tối quan trọng và con trẻ “quên” nói với bạn một điều gì đó hoặc bỏ qua một vài chi tiết (Thực tế trẻ không có bài tập vào ngày mai nhưng chúng lại có rất nhiều bài tập vào hôm sau nữa cộng thêm bài kiểm tra khoa học vào thứ sáu). Bạn bè, địa vị xã hội có thể vươn đến một vị trí giới hạn, bởi vậy lời nói dối được nghĩ ra để tránh sự chế nhạo hoặc gây ấn tượng với những người ngang hàng (Bố tôi sẽ đưa tôi đi xem giải Super Bowl năm nay).

Thay vì cố gắng “bắt lỗi” con trẻ nói dối, bạn tỏ ý để trẻ hiểu rằng bạn biết trẻ không thành thực. Hãy nói “Điều này có vẻ như không là sự thật với mẹ, mẹ sẽ suy nghĩ trong một phút”… Giữ giọng nói bình tĩnh, tránh sự chỉ trích hay mỉa mai. Khi trẻ thừa nhận sự thật, hãy chấp nhận điều đó và bỏ qua. Không bao giờ để trẻ lúng túng trước mặt bạn bè nhưng sau đó hãy dẫn trẻ ra một chỗ và nói rằng: “Giải Super Bowl  rất thú vị nhưng mẹ biết điều con nói không diễn ra”. Hành động kỉ luật chỉ nên thực hiện khi đó là cách để trẻ nhận thấy được giá trị và chấp nhận nó chứ không chống đối hay cảm thấy xấu hổ. Michele Borba, tác giả cuốn “No More Misbehavin” cho rằng: “Trẻ em là lứa tuổi khao khát sự tán thành, hãy dành cho trẻ lời khen ngợi rộng rãi khi trẻ làm đúng điều gì đó, đó cũng là sự đảm bảo để chúng làm lại một điều gì”.

Theo Scholastic

Bình Luận

comments

Bình luận

comment-avatar

*