Xử lý khi con mè nheo, không chịu đi học

Xử lý khi con mè nheo, không chịu đi học

Mẫu giáo, Phát triển
Giới thiệu cho bạn bè :

Một tình huống mà khá nhiều vị phụ huynh gặp phải và cảm thấy thực sự căng thẳng là con không chịu đi học vào mỗi buổi sáng. Hãy cùng xem chuyên gia nói gì về vấn đề này nhé!

child-crying

Chị A. có một bé trai được 3 tuổi, đang đi học tại nhà trẻ. Có những buổi bé rất ngoan, để mẹ thay quần áo đi học. Nhưng cũng có những buổi bé rất hư, mè nheo với mẹ, không chịu đi học, cũng không chịu ăn sáng. Và thế là chị đặt ra một “luật”: Nếu con không ăn sáng thì sẽ không được ăn tối. Thế nhưng chị đang ở cùng với bà, thế là bà xót cháu, bà lại lén mẹ cho cháu uống sữa. Nếu là bạn, bạn sẽ giải quyết thế nào đây?

Theo Th.S Ailien T.Tran, trẻ mè nheo không chịu đi học là một vấn đề thuộc về kỷ luật cá nhân mà các bà mẹ nên chú ý rèn luyện cho trẻ. Và sự rèn luyện này là cả một quá trình dài và đều đặn chứ không chỉ trong ngày một, ngày hai.

Điều quan trọng nhất với trẻ dưới 3 tuổi để rèn kỷ luật cá nhân chính là thói quen, là thời khoá biểu. Vì vậy, nếu con cứ mè nheo không chịu đi học, bạn hãy nói với con rằng “Con phải làm như vậy thì thời khoá biểu của con là như vậy!” Nhưng con trẻ rất thường hay hỏi tới, đại loại như “Vì sao thời khoá biểu của con lại như vậy?” thì bạn phải làm sao? Nếu con hỏi đến câu hỏi thứ 3 thì bạn phải làm cho con quên đi bằng cách đặt ra những câu hỏi ngược lại cho bé, ví dụ như “Con ngủ có ngon không? Con thích ăn gì?”. Và khi con đã quên thì bạn hãy tiếp tục với việc mặc áo quần, đội nón và mang con ra xe rồi chở con đến trường.

Và chị A đã mắc một sai lầm mà rất nhiều bà mẹ gặp phải trong vấn đề phạt con khi con làm điều hư. Trong trường hợp này, chị A đã bắt trẻ nhịn đói. Bạn nên nhớ được ăn uống đầy đủ là điều mà trẻ CẦN. Bất cứ trẻ em nào cũng cần được cha mẹ cho ăn uống đầy đủ vì đó là nhu cầu không thể thiếu. Và bạn không thể lấy đó làm hình phạt để dạy con. Nếu muốn phạt con, hãy không cho con điều mà con đang MUỐN. Và khi dạy trẻ, người lớn trong nhà phải đồng thuận với nhau trước tiên. Và bạn phải thuyết phục để cả nhà có cùng một quan điểm dạy con, cháu cho phù hợp.

MarryBABY

Bình Luận

comments

Bình luận

comment-avatar

*